Wednesday, May 9, 2012
0 comments

Những chuyện khó chịu trong lễ hội pháo hoa

9:19 AM
Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã thành một thương hiệu mạnh, đẳng cấp quốc tế-điều này thì ai cũng thừa nhận (và tôi cũng đã viết trên báo), nhưng còn chuyện sau đây thì dành cho…blog.
Trân trọng kính giới thiệu!
Cái khó chịu đầu tiên mà ai ai cũng thấy và bức xúc nhưng ban tổ chức vẫn duy trì từ nhiều năm nay, đặc biệt là hai đêm tình diễn pháo hoa vừa rồi, đó là chuyện “trân trọng kính giới thiệu” một danh sách dài miên man từ ông lớn đến ông nhỏ, từ ông về hưu đến ông còn đương chức…
Thứ nhất, cụm từ “trân trọng kính giới thiệu” không biết do ai sáng chế ra, do ai quy định mà thật lạ lùng. Trân trọng giới thiệu đã là trân trọng rồi, lại còn lại còn kính. “Trân trọng kính” có lẽ là thương quyền của Đà Nẵng. Nghe nó vừa vô lý, vừa thấy tâm thế người giới thiệu (đơn vị giới thiệu) xu nịnh và bạc nhược.
Thứ hai, lễ hội pháo hoa mọi người đi xem thì đi thôi, anh chỉ đến xem pháo hoa chứ làm gì đâu mà “trân trọng kính”. “Trân trọng kính” đâu không biết chứ dân tình các tỉnh coi tivi nhờ “trân trọng kính giới thiệu” mà biết và chửi mấy ông quan đầu tỉnh kiếm cớ bầu đoàn thê tử kéo đến Đà Nẵng coi pháo hoa. Chẳng khác chi lạy ông tôi ở bụi này. Cái này không biết vì long trọng mà kính giới thiệu hay ban tổ chức giới thiệu một phát cho năm sau nó hết đi!
Cần phân biệt đây là lễ hội pháo hoa chứ không phải là đại hội. Lễ hội thì ông trưởng ban tổ chức chỉ cần nói một câu: Tôi xin tuyên bố, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012 bắt đầu! Vậy là xong, sao để cả vạn triệu người chờ mình “trân trọng kính” cho hết chừng đó người? Có họ thì pháo hoa đẹp hơn à?
Văn nghệ đẳng cấp...làng
Trước các cuộc trình diễn pháo hoa đều có một chương trình văn nghệ chào mừng trước khi truyền hình lên sóng. Đây là chương trình “độc quyền” của Nhà hát Trưng Vương-Đà Nẵng. Bao nhiêu năm nay vẫn một mô típ cũ kỹ, có thể gọi chung là hát đoàn. Chừng đó người, mặc áo quần kiểu đó, đứng hát như thế, di chuyển như thế, vung tay như thế, hát bài như thế…Trong lúc đó, âm nhạc thường trực đi lại cũng bài đó, bài đó…Vô cùng chướng.
Yêu Đà Nẵng thì ai cũng yêu, (tụi nhỏ đi coi pháo hoa còn mặc áo pull in chữ I love DANANG rất dễ thương), nhưng yêu kiểu chỉ biết có mình như thế này thì phản cảm, phản cảm thì người ta ghét, ghét thì làm hại Đà Nẵng.
Tôi rất thích bài Đà Nẵng ơi tình người của ông Đình Thậm nhưng mà bắt tôi nghe mãi thì tôi cũng điên lên rồi lôi ông Thậm ra mà chửi!
Vả lại, Đà Nẵng là một thành phố trẻ trung, năng động, tại sao không có được một chương trình văn nghệ trẻ trung, hấp dẫn, đầy hơi thở cuộc sống hiện đại…khiến người ta phải đi sớm để xem chứ không phải chương trình để giết thời gian như thế này? Văn nghệ cây nhà lá vườn vẫn có, nhưng nơi khác, không phải trong cuộc chơi mang tầm quốc tế!
Chương trình biển đảo hát nhạc Tàu!
Đây cũng là chuyện văn nghệ nhưng tôi phải viết thành mục riêng. Chương trình được MC Duy Hòa giới  thiệu: Chỉ đạo nghệ thuật: Thành ủy, HĐND, UBND TP Đà Nẵng…nghe nó không giống ai. Có cái gì đâu, chỉ là một lễ hội, sợ gì đến nỗi phải lấy tập thể ra chịu trách nhiệm chung?
Thế nhưng, đêm 30.4, đêm thứ hai lễ hội, MC giới thiệu “chương trình văn nghệ đặc sắc về biển đảo” và người ta đã tự nhiên như nhiên biểu diễn một tiết mục hát múa nhạc Trung Quốc, lời Việt (của ai đó tôi không nhớ). Biển đảo mà mang nhạc Trung Quốc ra hát thì chỉ có Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng mới cả gan và chỉ có chỉ đạo nghệ thuật tập thể nói trên mới dám duyệt!
Nhà tài trợ...nhai kẹo cao su
Trong chương trình trao kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ, người ta đọc tên người đại diện của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Arlines)- đơn vị tài trợ vận chuyển. Một cha bước lên sân khấu, mặt ngước lên trời nhai kẹo cao su nhóp nhép từ khi lên đến khi nhận rồi xuống, vẫn nhai…
Đồng ý nếu bị bệnh thối mồm thì nên nhai, nhưng không thể nhai trên sân khấu, trước hàng vạn người trực tiếp và hàng triệu người xem truyền hình. Rất nhiều người chỉ vào anh này la ó (nhưng đông quá chắc cũng chẳng biết họ la cái gì nên cha này vẫn cứ nhai và ông chủ tịch thành phố vẫn bắt tay và trao kỷ niệm chương).
Không biết thằng cha này quê đâu, con cái nhà ai mà vô học và lếu láo quá thể. Nó không chỉ lếu láo với ông chủ tịch đang bắt tay nó mà lếu láo với cả đơn vị nó đại diện, lếu láo với hàng vạn người dân.
Lúc đó tôi không nhớ tên và chức vụ, nhưng về tìm hiểu lại, cha này tên là Lê Hoàng Dũng, tân Giám đốc Văn phòng miền Trung của Vietnam Arlines. Nghe đâu trước khi về Đà Nẵng, hắn là là phó chánh văn phòng đối ngoại của hãng này.
Mẹ kiếp!

Nguồn: Blog Nguyễn Thế Thịnh

0 comments:

Post a Comment

 
Toggle Footer
Top