Đôi khi nhà thơ Bút Tre nổi hứng làm thơ ca tụng lãnh đạo, như những câu sau :
Bác Hồ quả thật có kinh
Nghiệm trong sử sách có mình bác thôi
Và hai câu kế dành cho Lê Duẩn:
Trên rừng con khỉ đánh đu
Dưới thành Lê Duẫn mút cu chưa về
(bí chú: đi Moscou chưa về)
Rồi đến Trường Chinh:
Giỏi a đồng chí Trường Chinh
Làm việc thì ít xuất … ngoại thì nhiều
Trong thời kỳ tầu bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, thấy báo Nhân Dân ca ngợi chị em du kích dùng súng trường bắn rơi đến mấy chiếc B52, nhà thơ cảm phục quá bèn hạ bút:
Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình
(bí chú: cửa nhà mình)
Đại loại, thơ in trong Tập Bút Tre là những bài độc đáo như thế. Tuy nhiên, khi tập thơ đến tay bộ trưởng văn hóa Tố Hữu thì định mạng đã an bài đối với Bút Tre. Vốn là người hay ganh ghét tài năng kẻ khác, ông Tố Hữu bèn cất chức trưởng ty của Bút Tre và giao nhà thơ một chức vụ ngồi chơi xơi nước kém bổng lộc ở viện Bảo Tàng. Bị ức chế, Bút Tre đến gặp ngài bộ trưởng để làm cho ra lẽ nhưng Tố Hữu không tiếp. Phẫn uất, Bút Tre đành sang dinh chủ tịch để khiếu nại với ông Hồ. Ngồi đợi cả buổi cũng không thấy ông Hồ đâu, mãi sau mới có người cận vệ mang ra cho nhà thơ mảnh giấy có hai câu :
Hôm nay về viện Bảo Tàng
Cũng là công tác cách màng giao cho
(bí chú: cách mạng)
Bác Hồ quả thật có kinh
Nghiệm trong sử sách có mình bác thôi
Và hai câu kế dành cho Lê Duẩn:
Trên rừng con khỉ đánh đu
Dưới thành Lê Duẫn mút cu chưa về
(bí chú: đi Moscou chưa về)
Rồi đến Trường Chinh:
Giỏi a đồng chí Trường Chinh
Làm việc thì ít xuất … ngoại thì nhiều
Trong thời kỳ tầu bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, thấy báo Nhân Dân ca ngợi chị em du kích dùng súng trường bắn rơi đến mấy chiếc B52, nhà thơ cảm phục quá bèn hạ bút:
Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình
(bí chú: cửa nhà mình)
Đại loại, thơ in trong Tập Bút Tre là những bài độc đáo như thế. Tuy nhiên, khi tập thơ đến tay bộ trưởng văn hóa Tố Hữu thì định mạng đã an bài đối với Bút Tre. Vốn là người hay ganh ghét tài năng kẻ khác, ông Tố Hữu bèn cất chức trưởng ty của Bút Tre và giao nhà thơ một chức vụ ngồi chơi xơi nước kém bổng lộc ở viện Bảo Tàng. Bị ức chế, Bút Tre đến gặp ngài bộ trưởng để làm cho ra lẽ nhưng Tố Hữu không tiếp. Phẫn uất, Bút Tre đành sang dinh chủ tịch để khiếu nại với ông Hồ. Ngồi đợi cả buổi cũng không thấy ông Hồ đâu, mãi sau mới có người cận vệ mang ra cho nhà thơ mảnh giấy có hai câu :
Hôm nay về viện Bảo Tàng
Cũng là công tác cách màng giao cho
(bí chú: cách mạng)
Cứ
theo lẽ thường thì Bút Tre phải ghét bác lắm mới phải vì không những
bác không tiếp mình mà còn cuỗm, tức mượn đỡ, cách làm thơ độc đáo của
mình. Tuy nhiên, là người đầy lòng bao dung, nhà thơ không lấy thế làm
phiền hà mà vẫn kính trọng bác như trước. Vì vậy, khi bác lên đường theo
tổ tiên Mác, Lê, nhà thơ bèn viết tặng hương hồn bác hai câu:
Bác Hồ ta thật vẻ vang
Đang từ khỏe mạnh … chuyển sang … từ trần
Nghe quả là vẻ vang thật.
Chưa hết, ngày nhà nước cho bác vào an nghỉ ngàn thu ở bến Ba Đình rồi bắt thiên hạ vào thăm viếng, nhà thơ viết thêm hai câu nữa:
Đường vào lăng bác âm u
Chị em bộ đội dở mu ra chào
(bi chú :dở mũ)
Quả thật, qua mồm miệng của nhân dân, ông Bút Tre dân gian là một nhà thơ độc đáo, vượt xa ông Bút Tre trưởng ty văn hóa thuở xưa rất nhiều.
Ảnh hưởng của thơ Bút Tre
Có thể nói thơ của ông Bút Tre Đặng Văn Đăng là nguyên nhân khiến dòng thơ Bút Tre được phát sinh nhưng người khai sáng và phát triển dòng thơ này không phải là Bút Tre mà chính là nhân dân. Ngày ông Đăng còn sống, sau khi một một số câu thơ Bút Tre dân gian được phổ biến trong quần chúng, một nhà báo tại Việt Nam tên Ngô Quảng Nam đến phỏng vấn ông với dụng ý minh oan cho ông trước đảng và nhà nước. Khi nghe nhắc đến các câu thơ đang được truyền khẩu, ông Đăng lộ vẻ buồn bã bảo “Oan tớ hơn oan Thị Kính”.
Cho đến hôm nay, trường phái Thơ Bút Tre đã lan rộng ra cả nước. Có thể nói hầu như bất kỳ một người làm thơ nào, dù tài tử hay chuyên nghiệp như nhà thơ Nguyễn Duy, cũng đã hơn một lần bước vào cõi thơ Bút Tre sáng tác dăm ba câu, trước để mua vui, sau là châm biếm giới cầm quyền.
Trong vài năm qua, thỉnh thoảng, chúng ta lại nghe hoặc đọc được đôi ba câu thật hóm hỉnh như:
Cùng vào lăng bác đi cầu
Nguyện cho thân quyến vừa giầu vừa sang
hoặc
Bốn ông chung một đĩa lòng
Lợn ngồi chễm chệ bên thùng bia hơi
hoặc như lời các cô cậu sinh viên ngồi chit-chat với nhau qua điện toán:
Email anh viết thật bay
Bướm em mong đợi cả ngày lẫn đêm
Có một giai thoại thơ Bút Tre liên hệ đến nhà thơ Bùi Giáng khá thú vị đã được đồn đãi như sau:
Sau biến cố tháng tư năm 75, các văn nghệ sĩ miền Nam người thì đã vượt biên, người bị cầm tù. Một trong số những người ở lại mà không phải chịu cảnh tù tội là nhà thơ Bùi Giáng. Ông không bị bắt vì là người mang bệnh tâm thần. Nghe kể một hôm ông ghé trụ sở hội Nhà Văn ở thành Hồ chơi. Lúc bấy giờ nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam, đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng:
- Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi.
Bùi Giáng gãi tai trả lời:
- Lâu quá tui không có làm thơ, quên mất cả rồi.
Thu Ba năn nỉ:
- Làm đại một câu lưu niệm đi mà. Bấy lâu chỉ kiến văn kỳ thanh hôm nay mới kiến diện kỳ hình ông đó.
Bùi Giáng cười móm mém:
- Nhưng tui làm dở, đùng có cười tui nghe!
Thu Bồn giục:
- Thôi mà đừng khiêm tốn nữa, không ai cười đâu.
Bùi Giáng tằng hắng một tiếng rồi đọc:
Thu Ba khen ngợi Thu Bồn
Thu Bồn cảm động sờ vai Thu Ba
Thu Ba nhăn mặt:
- Ý dà, ông làm thơ lục bát chi mà chẳng có vần có điệu gì hết trơn.
Bùi Giáng đáp:
- Thì sức tui chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào đi.
Thu Ba bỗng đỏ mặt hứ lên một tiếng. Bùi Giáng lại móm mém cười một cách ngây thơ rồi quay đi trước cái nhìn giận dữ của Thu Bồn.
Cũng xin kể thêm một câu chuyện chứng tỏ uy lực của trường phái thơ Bút Tre.
Người viết có một anh bạn vừa về thăm gia đình bà chị ruột ở Sài Gòn. Vốn là người sống mẫu mực, trong những ngày ở Việt Nam, anh không hề có ý định ghé đến những nơi thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, một hôm đang rảo bước qua một quán hát Karaoke, anh bỗng bắt gặp một cô nhân viên của quán, mặt hoa da phấn đứng trước cửa, lúng liếng nhìn anh rồi đon đả mời chào:
Mời anh vào quán Kara
O.K. em đã mở ra sẵn sàng
Nghe câu thơ, anh khoái quá, bèn tặc lưỡi, theo cô vào quán hát đại vài ba bài. Khi ra về, anh tự nhủ một chút yếu lòng vì mấy câu thơ Bút Tre thì cũng đáng lắm chứ.
Như đã đề cập ở trên, một trong những đặc điểm của trường phái thơ Bút Tre là sự cưỡng bách vần điệu. Trên thực tế, Bút Tre không phải là người làm thơ đầu tiên phải ép chữ vì gặp trở ngại về vần.
Thuở trước, dưới thời Tây Sơn, nhà nho Nguyễn Huy Lượng cũng vì không tìm được chữ hợp với cả ý lẫn vần cho một câu trong bài phú nổi tiếng “Tụng Tây Hồ Phú” nên đã phải viết như sau:
Sắc dờn dờn nhuộm thức lam xanh, ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻo
Hình lượn lượn uốn vòng câu bạc, tưởng vầng ngân rơi xuống mảnh nhò nhò
Khi đọc bài phú, người đọc phải hiểu rằng tác giả muốn viết “mảnh nho nhỏ”.
Một học giả nổi tiếng trong thời Pháp thuộc là ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã có lần chứng tỏ là người cùng hội cùng thuyền với Bút Tre. Trong tập dịch Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine, khi dịch bài “Le petit poisson et le pêcheur” (con cá nhỏ và người câu cá), vì bị bí vần, ông đã dùng một chữ khiến những bậc khả kính phải cau mày mà phì cười khi đọc. Bài thơ tiếng Pháp có những câu:
Petit poisson deviendra grand
Pourvu que Dieu lui prête vie;
Mais le lâcher en attendant,
Je tiens, pour moi, que c’est folie.
Các câu trên có nghĩa:
Con cá nhỏ một ngày kia sẽ lớn
Miễn là Chúa ban cho nó sự sống
Nhưng thả nó ra để chờ đợi
Theo ý tôi thật là điên khùng
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch như sau:
Miễn là cá sống dưới hồ,
Cỏn con cũng có ngày to kếch xù.
Nhưng mà cá đã cắn cu,
Thả ra, tôi nghĩ, còn ngu nào tầy.
Khi đọc bài thơ dịch, phải vận dụng trí phán đoán, độc giả mới có thể hiểu ông ám chỉ con cá cắn “câu” chứ không phải cắn cái loài người vẫn dùng để truyền giống, nhưng vì bí vần nên ông phải mượn tạm chữ “cu”. Trong tập sách phê bình “Nhà Văn Hiện Đại” học giả Vũ Ngọc Phan phê phán kịch liệt lối dịch ẩu này. Ông Phan viết nguyên văn rằng “cắn gì chứ cắn cu thì ai mà không phải phì cười”.
Bác Hồ ta thật vẻ vang
Đang từ khỏe mạnh … chuyển sang … từ trần
Nghe quả là vẻ vang thật.
Chưa hết, ngày nhà nước cho bác vào an nghỉ ngàn thu ở bến Ba Đình rồi bắt thiên hạ vào thăm viếng, nhà thơ viết thêm hai câu nữa:
Đường vào lăng bác âm u
Chị em bộ đội dở mu ra chào
(bi chú :dở mũ)
Quả thật, qua mồm miệng của nhân dân, ông Bút Tre dân gian là một nhà thơ độc đáo, vượt xa ông Bút Tre trưởng ty văn hóa thuở xưa rất nhiều.
Ảnh hưởng của thơ Bút Tre
Có thể nói thơ của ông Bút Tre Đặng Văn Đăng là nguyên nhân khiến dòng thơ Bút Tre được phát sinh nhưng người khai sáng và phát triển dòng thơ này không phải là Bút Tre mà chính là nhân dân. Ngày ông Đăng còn sống, sau khi một một số câu thơ Bút Tre dân gian được phổ biến trong quần chúng, một nhà báo tại Việt Nam tên Ngô Quảng Nam đến phỏng vấn ông với dụng ý minh oan cho ông trước đảng và nhà nước. Khi nghe nhắc đến các câu thơ đang được truyền khẩu, ông Đăng lộ vẻ buồn bã bảo “Oan tớ hơn oan Thị Kính”.
Cho đến hôm nay, trường phái Thơ Bút Tre đã lan rộng ra cả nước. Có thể nói hầu như bất kỳ một người làm thơ nào, dù tài tử hay chuyên nghiệp như nhà thơ Nguyễn Duy, cũng đã hơn một lần bước vào cõi thơ Bút Tre sáng tác dăm ba câu, trước để mua vui, sau là châm biếm giới cầm quyền.
Trong vài năm qua, thỉnh thoảng, chúng ta lại nghe hoặc đọc được đôi ba câu thật hóm hỉnh như:
Cùng vào lăng bác đi cầu
Nguyện cho thân quyến vừa giầu vừa sang
hoặc
Bốn ông chung một đĩa lòng
Lợn ngồi chễm chệ bên thùng bia hơi
hoặc như lời các cô cậu sinh viên ngồi chit-chat với nhau qua điện toán:
Email anh viết thật bay
Bướm em mong đợi cả ngày lẫn đêm
Có một giai thoại thơ Bút Tre liên hệ đến nhà thơ Bùi Giáng khá thú vị đã được đồn đãi như sau:
Sau biến cố tháng tư năm 75, các văn nghệ sĩ miền Nam người thì đã vượt biên, người bị cầm tù. Một trong số những người ở lại mà không phải chịu cảnh tù tội là nhà thơ Bùi Giáng. Ông không bị bắt vì là người mang bệnh tâm thần. Nghe kể một hôm ông ghé trụ sở hội Nhà Văn ở thành Hồ chơi. Lúc bấy giờ nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam, đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng:
- Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi.
Bùi Giáng gãi tai trả lời:
- Lâu quá tui không có làm thơ, quên mất cả rồi.
Thu Ba năn nỉ:
- Làm đại một câu lưu niệm đi mà. Bấy lâu chỉ kiến văn kỳ thanh hôm nay mới kiến diện kỳ hình ông đó.
Bùi Giáng cười móm mém:
- Nhưng tui làm dở, đùng có cười tui nghe!
Thu Bồn giục:
- Thôi mà đừng khiêm tốn nữa, không ai cười đâu.
Bùi Giáng tằng hắng một tiếng rồi đọc:
Thu Ba khen ngợi Thu Bồn
Thu Bồn cảm động sờ vai Thu Ba
Thu Ba nhăn mặt:
- Ý dà, ông làm thơ lục bát chi mà chẳng có vần có điệu gì hết trơn.
Bùi Giáng đáp:
- Thì sức tui chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào đi.
Thu Ba bỗng đỏ mặt hứ lên một tiếng. Bùi Giáng lại móm mém cười một cách ngây thơ rồi quay đi trước cái nhìn giận dữ của Thu Bồn.
Cũng xin kể thêm một câu chuyện chứng tỏ uy lực của trường phái thơ Bút Tre.
Người viết có một anh bạn vừa về thăm gia đình bà chị ruột ở Sài Gòn. Vốn là người sống mẫu mực, trong những ngày ở Việt Nam, anh không hề có ý định ghé đến những nơi thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, một hôm đang rảo bước qua một quán hát Karaoke, anh bỗng bắt gặp một cô nhân viên của quán, mặt hoa da phấn đứng trước cửa, lúng liếng nhìn anh rồi đon đả mời chào:
Mời anh vào quán Kara
O.K. em đã mở ra sẵn sàng
Nghe câu thơ, anh khoái quá, bèn tặc lưỡi, theo cô vào quán hát đại vài ba bài. Khi ra về, anh tự nhủ một chút yếu lòng vì mấy câu thơ Bút Tre thì cũng đáng lắm chứ.
Như đã đề cập ở trên, một trong những đặc điểm của trường phái thơ Bút Tre là sự cưỡng bách vần điệu. Trên thực tế, Bút Tre không phải là người làm thơ đầu tiên phải ép chữ vì gặp trở ngại về vần.
Thuở trước, dưới thời Tây Sơn, nhà nho Nguyễn Huy Lượng cũng vì không tìm được chữ hợp với cả ý lẫn vần cho một câu trong bài phú nổi tiếng “Tụng Tây Hồ Phú” nên đã phải viết như sau:
Sắc dờn dờn nhuộm thức lam xanh, ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻo
Hình lượn lượn uốn vòng câu bạc, tưởng vầng ngân rơi xuống mảnh nhò nhò
Khi đọc bài phú, người đọc phải hiểu rằng tác giả muốn viết “mảnh nho nhỏ”.
Một học giả nổi tiếng trong thời Pháp thuộc là ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã có lần chứng tỏ là người cùng hội cùng thuyền với Bút Tre. Trong tập dịch Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine, khi dịch bài “Le petit poisson et le pêcheur” (con cá nhỏ và người câu cá), vì bị bí vần, ông đã dùng một chữ khiến những bậc khả kính phải cau mày mà phì cười khi đọc. Bài thơ tiếng Pháp có những câu:
Petit poisson deviendra grand
Pourvu que Dieu lui prête vie;
Mais le lâcher en attendant,
Je tiens, pour moi, que c’est folie.
Các câu trên có nghĩa:
Con cá nhỏ một ngày kia sẽ lớn
Miễn là Chúa ban cho nó sự sống
Nhưng thả nó ra để chờ đợi
Theo ý tôi thật là điên khùng
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch như sau:
Miễn là cá sống dưới hồ,
Cỏn con cũng có ngày to kếch xù.
Nhưng mà cá đã cắn cu,
Thả ra, tôi nghĩ, còn ngu nào tầy.
Khi đọc bài thơ dịch, phải vận dụng trí phán đoán, độc giả mới có thể hiểu ông ám chỉ con cá cắn “câu” chứ không phải cắn cái loài người vẫn dùng để truyền giống, nhưng vì bí vần nên ông phải mượn tạm chữ “cu”. Trong tập sách phê bình “Nhà Văn Hiện Đại” học giả Vũ Ngọc Phan phê phán kịch liệt lối dịch ẩu này. Ông Phan viết nguyên văn rằng “cắn gì chứ cắn cu thì ai mà không phải phì cười”.
0 comments:
Post a Comment