Người SG ăn cơm tấm bất cứ khi nào: sáng - trưa - chiều - tối & cơm tấm có ở mọi ngóc ngách của SG. Cơm tấm được nấu từ gạo tấm (xin lỗi các cụ chứ gạo này ở ngoài Bắc thì người ta không ăn ạ), ăn kèm với sườn nướng (sườn ở đây là phần thịt thăn của con heo chỗ sống lưng được dần mềm & ướp với gia vị rồi nướng chứ không phải là xương sườn của con heo). Có thể ăn thêm với bì (da heo luộc thái sợi mỏng trộn thính gạo) hoặc chả (trứng + miến + thịt...hấp lên thì được gọi là chả). Không thể thiếu đồ chua (củ cải + cà rốt thái sợi ngâm chua) & nước mắm chua ngọt nhưng phần ngọt nhiều hơn chua & mặn ạ.
Đây là cơm tấm sườn bì
Đây là cơm tấm sườn bì chả
Và đây là địa chỉ 1 số quán theo em là NGON ạ
1. Nhà hàng Ngự Phú trên đường Lý Chính Thắng (đoạn gần ngã ba Lý Chính Thắng và Huỳnh Tịnh Của)
2. Quán Ba Ghiền đường Đặng Văn Ngữ (Ngã tư Lê Văn Sỹ quẹo phải qua đường Đặng Văn Ngữ)
3. Nhà hàng Huế - Bún và Bánh, 79 Trần Quang Diệu, Q.3 cũng có bán cơm tấm điểm tâm sáng rất ngon (ngã tư Lê Văn Sỹ quẹo trái vào Trần Quan Diệu)
Món ăn sáng được mọi người yêu thích và cũng có ở khắp mọi nơi là Hủ Tiếu.
Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng rồi mới cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực... Nhưng nhất thiết phải có thịt bằm.
Hủ tiếu khi du nhập vào miền Nam đã biến đổi ít nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây. Đặc biệt Hủ tiếu Nam Vang do người Hoa chế biến sẽ có vị béo của nước béo và thơm thơm của xì dầu theo phong cách của người Hoa.
Hủ tiếu khô
Hủ tiếu xương
Hủ tiếu gõ ( bình dân, chỉ bán chiều & tối trên xe đẩy rong)
Địa chỉ 1 số nơi bán hủ tiếu ngon
1. Hủ tiếu Hồng Phát 389-391 Võ Văn Tần, P.5, Q.3
2. Hủ tiếu Tylum 93 Huỳnh Mẫn Đạt, P.7, Q.5
3. Hủ tiếu Liến Húa 321 An Dương Vương, Q.5
4. Hủ tiếu Song Nguyên 131 Bùi Hữu Nghĩa, Q5
Bún bò có xuất xứ từ Huế nhưng du nhập vào SG đã không còn giữ được nguyên mùi vị cũng như nguyên liệu như ở Huế. Nhưng bún bò cũng là món được nhiều người lựa chọn khi đến SG. Sợi bún to, nước lèo vàng ươm sóng sánh, kèm thêm 1 cục giò (móng giò heo) + chả cua + chả Huế...
Thường ăn kèm với rau muống bào & rau chuối xắt, không thể thiếu giá sống & 1 số loại rau gia vị
Địa chỉ 1 số quán bún bò ngon:
1. Bún bò Đông Ba 110A Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1
2. Bún bò Thành Nội Huế 47A Trần Cao Vân, Q.3
3. An Khuê Quán 92B Lê Lai, Q.1
4. Bún SG 73 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1 (Tại đây còn bán nhiều món bún khác ngoài bún bò)
Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hốc. Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, vì các lọai cá này rất nhiều mỗi khi nước về ăn không hết nên đem làm mắm. Tại miền Tây, các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng là nơi có nhiều người gốc Khơ-me (Khmer) sinh sống, có lẽ bún mắm được du nhập từ đây. Khuyến cáo với những người không thích đồ ăn nặng mùi nghe
Bánh canh là một món ăn Việt Nam. Bánh canh bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá, giò heo... thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Bánh được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Bánh được làm từ bột được cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Có khi người ta còn dùng cả bún sợi to để làm bánh. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và tùy theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có thể dùng kèm với cá đã róc xương, chả cá, giò heo, tôm, thịt... (Theo Wikipedia )
Bánh canh cua:
Bánh canh giò heo
Bánh canh chả cá Nha trang ( choén ở Nha trang ngon thôi rồi)
Em xin tiếp tục với 1 số món ăn chơi dành cho các mợ (& cả 1 số cụ thích ăn vặt ạ)
Đầu tiên là gỏi cuốn, còn gọi là bánh tráng cuốn hay là bánh đa cuốn là một món ăn quen thuộc với người dân Sài Gòn, quen thuộc tới mức người ta ít để ý đến nó và cũng ít người coi nó gỏi cuốn là đặc sản. Bởi đặc sản thì phải hiếm tới mức người ta luôn nhớ, luôn hoài niệm ước ao được thưởng thức nó. Còn gỏi cuốn thì chẳng cần phải ước ao, nếu thèm ai cũng có thể làm ngay được, và nếu lười làm thì ra ngay phố, đảm bảo đi chừng vài chục mét thể nào cũng có một xe bán gỏi cuối trên vỉa hè với giá chừng 3k -5k/1 chiếc.
Gỏi cuốn tôm thịt
Bò bía: Có nhiều người đã lẫn lộn món bò bía với gỏi cuốn và bì cuốn. Bò bía luôn được cuốn với với 5 loại thực phẩm chính là lạp xưởng, trứng vịt, tép khô, củ sắn cắt sợi và xà lách. Đây không phải là món ăn nguội dù bên ngoài cuốn bò bía luôn... lạnh ngắt. Người ta luôn giữ nóng phần củ sắn xào hoặc xào lại cho nóng khi cuốn thành cuốn bò bía, khi đến tay người ăn dù để qua 5 ,7 phút sau... khi cắn vào cuốn bò bía thực khách vẫn phải thấy phần củ sắn còn nóng ấm. Đó là chi tiết "đắt" nhất của món ăn này.
Các xe bán bò bía có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm của SG vào mỗi buổi chiều
Bì cuốn: đơn giản chỉ là bì heo (da lợn) lạng mỏng luộc chín thái sợi & trộn với thính gạo (miền Bắc gọi là nem bì ạ) cuốn chung với rau & bánh tráng. Chấm với nước mắm chua ngọt ăn lạ miệng & không ngấy.
Gỏi khô bò (HN gọi là nộm) không quá nhiều gia vị, hay cầu kỳ về công đoạn, gỏi khô bò vẫn có sức quyến rũ đặc biệt, khiến bất kỳ thực khách nào cũng phải xao lòng. Đĩa gỏi khô bò với đu đủ bào sợi giòn ngọt, nhân nhẫn rau răm, mằn mặn bánh phồng, béo bùi đậu phộng, thêm nước mắm chua ngọt, kèm chút tương ớt thì càng đúng điệu. Ngon nhất vẫn là gỏi khô bò Công viên Lê Văn Tám (nằm trên đường Hai Bà Trưng - Q1), ai vào SG chưa 1 lần đến đây ăn thử thì quả thật là rất đáng tiếc
Gỏi bồn bồn là một món dưa muối được làm từ phần gốc non của cây bồn bồn ủ trong nước gạo pha muối. Đây là một trong những món ăn đặc trưng của vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Nguyên liệu chính gồm bồn bồn + hành tây + tôm + thịt
Đây là cây bồn bồn
Thu hoạch bồn bồn
Gỏi củ hũ dừa: củ hủ dừa là phần lá mầm nằm chính giữa ngọn của cây dừa,ẩn trong đám lá bẹ vây quanh, từ củ hủ này sẽ dần phát triển thành lá dừa, không chỉ có dừa mới có củ hủ mà tất cả các loại cùng họ với dừa đều có củ hủ, như cau, như thốt nốt, như cọ...nhưng vì củ hủ dừa có chứa nhiều chất ngọt...có phần nào chất cồn nên khi đốn bỏ dừa, người ta thường lấy củ hủ làm món gỏi củ hũ dừa.
Sau khi sơ chế lấy phần non (giống cây măng của miền Bắc ạ)
Và trộn gỏi với tôm thịt
Gỏi ngó sen:
Gỏi xoài khô cá sặc: cá sặc (giống cá rô nhưng mình mỏng hơn) khô có vị đậm đà của muối và vị ngọt của thịt cá tự nhiên. Khi trộn cùng gỏi xoài xanh chua ngọt rất dễ ăn và là món nhậu được ưa thích của các cụ ợ . Có thể thay thế bằng khô cá lóc, cá chèn...
Khô cá sặc ạ
Cá sặc sống ạ
Vịt là 1 trong số những món ngon - bổ - rẻ tại SG. Không như vịt cỏ Vân Đình ngoài HN, vịt tại SG thường béo hơn, mỡ màng hơn...Đi cả nhà vào quán vịt, chỉ cần gọi 1 con vịt là sẽ có những món như gỏi vịt, cháo vịt, miến vịt, tiết canh vịt...ăn túy lúy.
Gỏi vịt là thịt vịt luộc nguyên con, chặt ra thành từng miếng vừa ăn trộn với bắp cải (có nơi trộn với hoa chuối xắt mỏng) + hành tím muối chua + rau răm + hành tây + nước mắm gừng chua ngọt. Vịt Thanh Đa vẫn là ngon nhất nhưng hơi xa trung tâm TP, nếu ở trung tâm thì có thể đến Gỏi vịt Bà Lâm 343/2 Tô Hiến Thành p12 q10 (hẽm đối diện Thiên Thanh)
Gỏi vịt bắp cải
Gỏi vịt bắp chuối
Cháo vịt
Bún vịt (khác ở HN là bún vịt dùng măng khô chứ không phải măng tươi ợ)
Tiết canh vịt (SG thường đánh tiết canh bằng đĩa chứ
không phải bằng bát con như ở HN) & ăn kèm với bánh tráng (bánh đa
nướng)
Vịt nấu chao
Sau vịt thì em tiếp đến gà ợ vì gà cũng là 1 món dễ ăn & dễ kiếm tại Sg.
Gỏi
gà bắp cải là một dạng của món nộm, gỏi bắp cải ăn với bánh phồng tôm
rất hợp và cũng là món nhậu khoái khẩu của các ông chồng. Các quán bán
gà Tam Kỳ của người Quảng Nam thường có các món này & rất nhiều tại
SG.
Gỏi gà bắp chuối
Cơm gà: cơm được nấu chung với nước luộc gà nên ăn hạt cơm dẻo - béo - ngậy nhưng không ngán
Thêm xôi gà nữa ạ, món này mà chiều nào mát trời ăn ngon phải
biết. Có 1 quán mà em ăn hoài vẫn không nhớ tên nằm trên đường Nguyễn
Trung Trực (đoạn cắt Nguyễn Trung Trực & Lê Lợi ạ) ăn cực ngon nhưng
cực đắt. Xôi gà Bùi Thị Xuân cũng ngon không kém.
Bánh xèo Nam Bộ: Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột
gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt... đặc biệt hấp dẫn thực khách bằng cách
thêm giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên lý hay bông so đũa... làm
nhân bánh.
Một cái bánh xèo ngon thường phải to như chiếc đĩa
lớn, bánh mỏng, vành bánh giòn và thành phần của nhân bánh trải đều,
được nhìn thấy rõ trên thân bánh đã được gập đôi sau khi chiên.
Bánh
xèo Nam bộ được ăn với gần 20 loại rau khác nhau. Có mặt thường xuyên
nhất là rau diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim
thất, lá vông, mã đề, tía tô, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá
lốt... Nhìn chung các loại rau ăn với bánh xèo tương đối giàu carotene,
vitamin C và lượng muối khoáng cũng rất cao. Tại SG có bánh xèo Mười
Xiềm - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1 hoặc Bánh xèo Ăn là nghiền - Nguyễn Văn
Trỗi, Phú Nhuận
Bánh xèo miền Trung là những chiếc bánh to bằng bàn tay người
lớn, có độ nóng, giòn vừa phải ăn kèm với rau và nước chấm mang lại cho
bạn cảm giác ngon miệng.
Đổ bánh xèo
Bánh Khọt: nói là “bánh khọt Sài Gòn” thôi chứ thực ra
bánh khọt ngon và nổi tiếng thì phải kể đến đầu tiên là ở Vũng Tàu.
Nhưng Sài Gòn là trung tâm đặc sản của các vùng nên cũng không có gì
ngạc nhiên khi thấy bánh khọt Vũng Tàu nằm chình ình ngay ở địa phận Sài
Gòn nhá.
Bánh khọt được làm từ gạo xay nhiễn thành bột sau đó
trộn với nước cốt dừa, trứng gà và hành lá cho nên bánh có vị ngậy và
thơm rất đúng kiểu. Bánh ăn nóng với rau cải sống và các loại rau thơm
khác. Bánh ngon cũng phụ thuộc một phần vào tay nghề pha nước chấm của
chủ quán nữa.
Đổ bánh khọt
Bánh căn là một loại bánh phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ, ở các
tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần với
bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như
bánh khọt là loại bột gạo "chiên" (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là
loại bột gạo "nướng". Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt,
thường làm bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Vì bánh căn
nhỏ nên thường tính theo cặp chứ không theo cái, ở giữa có thể quét mỡ
hành hoặc đổ trứng.
Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm
pha loãng, có tỏi, ớt... hoặc nước cá kho (thường là cá nục), khi dùng
thường nhúng nguyên bánh vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu
mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
Đổ bánh
Một loại bánh tráng rất riêng của vùng đất Tây Ninh mà
ai có dịp thưởng thức đều khá trầm trồ khen ngợi chính là loại bánh
tráng phơi sương...Bánh tráng phơi sương mang hương vị rất riêng cho món
cuốn phổ biến ở Nam Bộ. Loại bánh phơi sương này thường dùng để cuốn
với thịt heo luộc cùng các loại rau. Rau cuốn bánh phải đủ năm vị: chát,
ngọt, chua, béo, thơm. Đó là rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, lá cóc, lá
săng mào, lá bứa, lá tràm ổi, húng quế, húng lủi, cần nước, lá mặt
trăng, lá săng dẻ, quế vị, ngò tàu... bên cạnh đó còn thêm những lát dưa
leo xắt dài, dưa chua và giá sống.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng thì chỉ có tại hệ thống nhà hàng Hoàng Ty là ok nhất mà thôi.
Một số địa chỉ:
Bánh Tráng Hoàng Ty: 106 Cao Thắng, P.6, Q.3
120 Thành Thái, Phương 12, Quận 10.
74 Trương Quốc Dung, P10, Q.Phú Nhuận (Ăn ở đây là ngon nhất & không gian thoáng đãng nhất)
Số 1 Nguyễn Hữu Cầu, P.Tân Định, Q1
Theo otofun.net
0 comments:
Post a Comment